Blog

Back-end cần học gì – Khóa học lập trình Back-end với Java

BACK-END CẦN HỌC GÌ - KHÓA HỌC LẬP TRÌNH BACK-END VỚI JAVA (1)
Chương trình đào tạo

Back-end cần học gì – Khóa học lập trình Back-end với Java

Ở bài viết Vị trí công việc lập trình phần mềm – R2S Academyđã có những chia sẻ đến bạn những gợi ý về 5 vị trí công việc của một lập trình viên đang là xu hướng của việc lựa chọn ngày nay như: full-stack web developer, front-end web developer, back-end developer, mobile developer và vị trí tester. Giúp bạn phần nào có thể định hướng được nghề nghiệp mong muốn trong tương lai. Để có thể giúp các bạn hiểu hơn về những kiến thức của từng vị trí công việc nêu trên, các bạn có thể cùng R2S Academy tìm hiểu xem, để có thể làm được ở vị trí Back-end thì một developer về Back-end cần học gì?

Back-end cần học gì - Khóa học lập trình Back-end với Java

Back-end cần học gì?

Back-end là tất cả những phần hỗ trợ hoạt động của website hoặc ứng dụng mà người dùng không thể nhìn thấy được. Có thể cho rằng Back-end giống như bộ não của con người. Nó xử lý những yêu cầu, câu lệnh và lựa chọn thông tin chính xác để hiện thị lên màn hình.

Back-end của bất kỳ hệ thống nào cũng được cấu thành từ 3 thành phần là máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Nhờ có nó mà ứng dụng hoạt động hiệu quả, cung cấp thông tin chính xác với tốc độ nhanh cho người dùng. Nó lo xử lý “hậu cần” và gửi dữ liệu cho front-end.

Back-end cần học gì?

Back-end cần học gì - Khóa học lập trình Back-end với Java

Những kiến thức nền mà một Back-end developer cần nắm đó chính là:

Hiểu biết về ngôn ngữ lập trình web

Có khá nhiều ngôn ngữ lập trình được dùng cho Back-end như:

  • Java: được xem là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và được sử dụng nhiều nhất. Bởi vì đây là ngôn ngữ có tính bảo mật cao, mạnh mẽ, tiện lợi, có khả năng đa giai đoạn nên được nhiều lập trình viên lựa chọn. Bạn có thể tham khảo khóa học “90 giờ học để trở thành Java Back-end developer” của R2S Academy TẠI ĐÂY.
  • PHP: điểm cộng của ngôn ngữ này đó chính là nó cung cấp sẵn công cụ để báo cáo lỗi mã nguồn một cách hiệu quả. Là ngôn ngữ rất dễ sử dụng và dễ học vì nó có cú pháp rất đơn giản. 
  • Python: so với PHP và Java, ngôn ngữ này có thể sẽ dễ dàng hơn với những người mới bắt đầu. Là ngôn ngữ đa năng, mạnh mẽ, cho phép Back-end tạo ra các lệnh và thực hiện nhiều lần mà không tốn nhiều thời gian code. Ngoài ra Python có tính năng tự động dọn dẹp các tệp rác giúp cải thiện hiệu suất làm việc.
  • Ruby: là ngôn ngữ lập trình rất thân thiện với lập trình viên, linh hoạt nên lập trình viên dễ dàng thay đổi các yếu tố của nó và kết hợp với các cách tiếp cận khác nhau. Ruby còn có hệ thống quản lý bộ nhớ tự động, có khả năng thích ứng cao cũng như dễ dàng tích hợp các bản cập nhật mới.

Có kiến thức về cơ sở dữ liệu

Là một back-end, nhiệm vụ là phải tương tác và xử lý cơ sở dữ liệu như thêm, xem, xóa và sửa dữ liệu. Do đó việc bạn có kiến thức về SQL để viết các câu truy vấn là điều cần thiết.

Kiến thức về lập trình hướng đối tượng

Trong lập trình có nhiều phương pháp và một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện này đó là phương pháp lập trình hướng đối tượng. Lập trình viên back-end nắm vững 4 tính chất của lập trình hướng đối tượng như tính đóng gói, tính kế thừa, tính đa hình và tính trừu tượng gần như là điều bắt buộc.

Sử dụng thành thạo Framework

Để công việc lập trình của Back-end developer được trơn tru và thuận lợi, cần phải hiểu rõ và biết sử dụng một số framework phổ biến. Tùy vào project và ngôn ngữ mà lập trình viên mà việc lựa chọn có thể khác nhau. Ví dụ đối với Java thì Spring Boot là framework nên chọn, hay với PHP là Laravel hoặc Symfony.

Kết luận: Đối với những ai có niềm đam mê với nghề lập trình và đam mê công nghệ thì Back-end là một lựa chọn tuyệt vời.

Leave your thought here

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!