Blog

Chân dung lập trình viên 2021 – Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

chân dung lập trình viên 2021
Chương trình đào tạo

Chân dung lập trình viên 2021 – Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao

Chân dung lập trình viên 2021, ở thế hệ Gen Y ( 1981-1996) với lối sống lành mạnh và linh hoạt. Họ mong muốn sự cân bằng trong mọi việc, lối sống lành mạnh. Cũng như hiểu biết về thông tin công ty và sản phẩm của mình. Đặc biệt, tham gia nhiều vào quá trình phát triển sản phẩm. Nên các nhà tuyển dụng cần chú ý đến độ tuổi, sở thích, hiểu biết để điều chỉnh kế hoạch tuyển dụng. Nhằm phù hợp với xu hướng tuyển dụng đa thế hệ hiện nay.

Các nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị cho thế hệ Gen Z (1996-2012), theo sau Gen Y(1981-1996). Bởi tư duy và cách tương tác với thế hệ này đang dần trở nên khác biệt, độc đáo hơn. Đây được dự báo như làn sóng mới, có thể thay đổi bối cảnh ngành dịch vụ và giải trí. Nhiều lập trình viên trẻ bắt đầu xuất hiện.

chân dung lập trình viên 2021

Có khoảng 8,24% bắt đầu lập trình từ trước 20 tuổi. Hiện tại, số lập trình viên trẻ tuổi tại Việt Nam đã chiếm đến 54,76% và 2,06% có từ trên 50 tuổi.

chân dung lập trình viên 2021

Xuất hiện nhiều lập trình trẻ nên dẫn đến việc, có những lập trình chỉ có một vài năm kinh nghiệm nhưng có chuyên môn Cao cấp/ Trưởng nhóm. Ngược lại, một số người có nhiều năm kinh nghiệm nhưng chỉ đạt ở mức Trung cấp hoặc Sơ cấp.

Trong đó, nam chiếm phần lớn trong các lĩnh vực công nghệ, cũng như lập trình viên. Nữ chiếm tỷ lệ 7,85% đang có dấu hiệu tăng dần qua từng năm, đặc biệt là đều có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên.

Để trả lời cho câu hỏi: Bạn nghĩ những ngành nào sẽ phát triển vào năm 2021?

Theo khảo sát từ các lập trình viên cho thấy ngành kỹ thuật AI & Cloud cao nhất. Tiếp theo Fintech/ Payment và xếp hạng 3 là Thương mại điện tử/ Bán lẻ. Không bất ngờ khi Cloud Engineering, Fintech, e-Commerce, Cybersecurity và Business Service đều cao. Bời do xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra hầu hết các khía cạnh. Sự phát triển của mua sắm trực tuyến, quản lý trực tuyến. Và an ninh mạng đã khiến ngành này trở nên hấp dẫn.

Để trả lời cho câu hỏi “Bạn muốn làm việc hoặc học hỏi những công nghệ mới nào vào năm 2021?

So với các năm trước, mối quan tâm hàng đầu của các công nghệ đã có chút sự thay đổi đáng kể. Sự quan tâm về DevOps và Cloud được quan tâm nhất. Bởi sự chuyển đổi kỹ thuật số và các vấn đề phát sinh trong thời đại dịch. Theo sau danh sách trong cuộc đua công nghệ. Bao gồm Big Data/ Data Science, Machine Leaening/ Artificial Intelligence.

Khi công nghệ dữ liệu ngày càng phát triển, cung cấp nhiều phương thức tối ưu cho cuộc sống. Nhằm dự đoán, xác định chính xác các tình huống, rủi ro hay mối đe dọa trong tương lai. Vì vậy, các lập trình viên càng muốn áp dụng các công nghệ vào sản phẩm và công việc lập trình của mình. Công nghệ tiếp theo quan trọng không kém là an ninh mạng. Do tác động của đại dịch vừa qua đã ảnh hướng đến hành vi, nhu cầu và sự thay đổi mới. Từ offline sang online, từ onsite đến remote. Và đặt ra nhiều vấn đề về quản lý, bảo mật, tính ổn định, mức độ riêng tư của cả dự liệu hay hệ thống. Dẫn đến nhiều nhu cầu được hình thành làm thay đổi chân dung lập trình viên 2021.

Các lập trình viên chỉ cập nhật kiến thức qua các blog hơn là các kênh truyền thông. Đối với các lập trình viên quốc tế, họ cập nhật các kiến thức qua Twitter. Còn các lập trình viên Việt Nam, chọn các page lập trình. Hay fanpage trên nền tảng Facebook của những người có kinh nghiệm trong ngành chia sẽ. Các lập trình viên đa số động lực khi học một công nghệ mới chỉ vì họ thích. Họ thực sự yêu thích và có niềm đam mê với công nghệ.

Các lập trình viên cũng thích đóng góp một phần để phát triển các dự án mã nguồn mở, bởi vì họ thích thú và cảm thấy chúng thú vị. Đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh vừa qua, họ cũng đã đóng góp rất lớn trong việc tạo ra các ứng dụng để cập nhật và kiểm soát dịch.

Trong các năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực IT tại Việt Nam không ngừng tăng. Tổng số lập trình viên Việt Nam cần 450.000 người. Nhưng hiện tại tổng số lập trình viên hiện tại là 430.000 người. Vậy có nghĩa 20.000 vị trí lập trình viên chưa được lấp đầy. Sự thiếu hụt này, bởi sự chênh lệch về trình độ và các yêu cầu của doanh nghệp. Và hơn một nửa số sinh viên chuyên ngành CNTT không đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung đào tạo chuyên sâu ở các ngành như công nghệ thông tin.

Nếu bạn cần một môi trường để trải nghiệm, thực chiến hay muốn học thêm kiến thức về các mảng khác trong lập trình. Hãy đến với các khóa học tại R2S Academy. Ngoài ra, R2S cũng nhận các đơn đặt hàng theo yêu cầu từ phía doanh nghiệp về nhân lực.

Nguồn tham khảo: TopDev

Leave your thought here

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Alert: You are not allowed to copy content or view source !!